Book: “Super Hero of Love” (P2)

Tiếp theo từ Phần 1 (Click thể xem Phần 1)


Tiếp nối 6 điều trước, mình xin chia sẻ thêm 6 điều sau đây:

7. “Remember, we are human beings who feels and think and act out of our being-ness. Everything springs fouth from that being-ness.”

Khi bạn hiểu và liên kết nhất quán với bản thân, bạn sẽ luôn làm mọi thứ theo cách riêng của bạn. Chẳng gì có thể thay đổi việc bạn đang là phiên bản tốt nhất của chính bạn.

Có một cách để xác định bạn có sự liên kết nhất quán với chính mình như thế nào đó là hỏi bản thân rằng “Tôi đang là người như thế nào?”. Bạn có đang là người tốt bụng và giàu tình cảm chứ?”

Hãy nhớ rằng, chúng ta là con người, một loài sinh vật cảm thấu, suy nghĩ, và hành động dựa trên chính cốt lõi con người mình đang là. Mọi thứ quanh bạn sinh ra từ chính cốt lõi con người bạn. Nếu bạn đang cáu kỉnh và trầm trọng hóa mọi thứ, lời nói và hành động của bạn (ngay cả cách bạn đi đứng, lái xe) cũng phản ánh lại trạng thái của bạn. Ngược lại, nếu trong tâm trí và cơ thể bạn tràn đầy tình yêu thương, thì suy nghĩ và hành động của bạn cũng sẽ thể hiện đẹp đẽ như vậy. Khi suy nghĩ và hành động của bạn xuất phát từ tình yêu bản thân và yêu thương người khác, thì bạn đã đạt được thể nhất quán tốt đẹp nhất của chính mình.

8. “I planned it

just

like

this”

“I’ve got this. This is all my master plan for having a great life. Not sure how this will turn out, but I know I’ve got this!”

Mỗi khi có điều gì diễn ra dù là theo ý bạn hay không theo ý bạn. Dù có thể đó là một ngày thật tệ. Hãy nghĩ rằng bạn đã lên kế hoạch cho những điều này diễn ra đúng y như vậy, có thể bạn không biết nó sẽ dẫn đến đâu, nhưng hãy nghĩ rằng bạn đã lường trước nó sẽ diễn ra.

Theo mình, đây là một cách rèn luyện tính chấp nhận của mình đối với mọi sự việc xoay quanh. Hãy hiểu rằng trong nhiều tình huống, biết chấp nhận sẽ rất tốt cho tinh thần của bạn.

9. Triple A: Allow – Accept – Adapt
Ba điều cốt lõi cần làm để vượt qua những lúc cảm xúc không tốt.

+ Allow (Cho phép): Cho phép những suy nghĩ và cảm xúc buồn vui được đến, nhưng đến rồi trôi tuột qua chứ không níu giữ lại mổ sẻ hay bất mãn vì những điều đã diễn ra. Không có điều gì xấu hay tệ, chỉ là buồn thì hãy cứ buồn, và để nó trôi đi.

+ Accept (Chấp nhận): Chấp nhận trạng thái hiện tại của bạn (buồn phiền và tổn thương chẳng hạn), nhưng biết rằng nó sẽ chuyển đổi. Nó sẽ không mãi như vậy.

+ Adapt (Thích nghi): thích nghi với cuộc sống không còn như trước. Khi bạn chia tay hay mất mát điều gì đó, chắc chắn cuộc sống bạn sẽ khác, những thói quen đã hình thành đôi khi sẽ ám ảnh bạn. Nhưng hãy học cách thích nghi. Hãy xem như những điều này rời đi để bạn thêm vào cuộc sống bạn những điều tốt đẹp khác. Bạn có thể học thêm môn gì đó, tham gia thêm các hội nhóm bạn bè khác chẳng hạn. Hãy cho bản thân thời gian.

10. “Be happy like a baby. Our positions are based on our thoughts, triggered by our feelings, and vice versa.”

Hãy luôn vui vẻ như một đứa trẻ. Trạng thái của chúng ta đến từ những suy nghĩ của chúng ta – được kích hoạt bởi những cảm xúc của ta. Và ngược lại. Nghĩa là khi bạn vui vẻ, suy nghĩ và trạng thái của bạn cũng sẽ tươi tắn và tốt đẹp hơn.

11. Pay attention to your body reaction when you are judging vs when you have good/love thoughts.

Hãy thử chú ý sự khác nhau ở cảm nhận cơ thể của bạn giữa hai việc, một là khi bạn đang có suy nghĩ phán xét người khác, hai là khi bạn đang có suy nghĩ yêu thương, tốt đẹp. Cảm giác khi đó không thoải mái, và ngược lại, cảm giác ấm áp dễ chịu. Bạn có thấy khác chứ?

12. “Sometimes we really can’t see another’s point of view because we have never felt their pain. We have to soften our heart and dive into theirs”

Đôi khi, bạn không thể hiểu được suy nghĩ và hành động của người khác vì bạn chưa bao giờ bị đau bởi chính nỗi đau họ cảm thấy. Hãy thử thả lỏng trái tim, để trái tim mình trôi cùng dòng sông cảm xúc của người khác. Có thể bạn sẽ hiểu ra vì sao họ lại hành xử như vậy.

ĐOẠN KẾT

Mình thường đọc sách tiếng Anh, nên đây là những điều mình đúc kết từ những đoạn yêu thích của mình. Một số chỗ mình viết lại theo sự hiểu của mình, một số chỗ mình dịch lại từ chính lời văn của tác giả.

Dù cuốn sách không hoàn hảo, nhưng mình nghĩ, những dòng quý giá ấn tượng mình ghi nhận lại được để học hỏi đã đủ làm mình hài lòng khi đến với cuốn sách.

Tâm lý của mỗi người không phải là điều chính bản thân có thể hiểu ngay và biết cách xoa dịu hay nuôi dưỡng nó ngay. Những bài học từ cuốn sách đem đến cho mình nhiều sự thấu hiểu bản thân hơn.

Sau cuốn sách này, điều quan trọng nhất mình muốn nhắn nhủ đến những người đọc blog mình, đặc biệt là những người cô gái, rằng là, hãy yêu bản thân đúng cách. Hãy nhớ một câu nói của thiền sư Thích Nhất Hạnh – “Love is a practice” – “Tình yêu là một sự luyện tập”. Chúng ta cần luyện tập! Và mình cũng sẽ viết một bài blog về câu nói này.

Cảm ơn tác giả Bridget Fonger!

Bài viết liên quan: Bài Học Từ Cuốn “Super Hero of Love” của Bridget Fonger (Phần 1)