“Love Is A Practice” – Thich Nhat Hanh

Ở một bài blog trước mình có chia sẻ Review về quyển sách Super Hero of Love của tác giả Bridget Fonger. Và mình có dành lại một câu quote mình rất thích để viết thành một bài blog riêng.

Trong sách, Tác giả có nhắc đến câu nói “Love is a practice” từ thiền sư Thích Nhất Hạnh khi cô nói về việc cô tập yêu bản thân như thế nào sau chuyện tình cảm không thành. Và quả thật, trong tình cảm, đôi khi vì quá quan tâm đến đối phương mà chúng ta lại có thể đánh mất chính mình, hy sinh những niềm vui của bản thân một cách tiêu cực để làm hài lòng đối phương.

Sau chia tay và tập yêu bản thân, cô phải thừa nhận câu nói này là đúng. Tình yêu và cái cách ta yêu bản thân không thể trong một tích tắc mà ta có thể thực hiện đúng được. Mình cần luyện tập mỗi ngày, từng chút một, từng bước, từng việc nhỏ. Trước tiên, mình cần học và cố gắng đối xử với bản thân mình tốt hơn và tốt hơn. Rồi một ngày nọ nó sẽ thành thói quen, mình sẽ không còn phải cố gắng khi nói đến việc yêu bản thân nữa, mà tình yêu và sự trân trọng chính mình sẽ trở thành một điều hiển nhiên. Khi mà mình biết trân trọng, biết yêu bản thân đúng cách, thì những điều tốt đẹp khác mới có thể đến được.

Sau khi để ý câu nói này từ cuốn sách của trên, mình có tìm đọc thêm một số tài liệu trên mạng. Và thật ra, việc tình yêu là một sự luyện tập không chỉ mỗi thiền sư Thích Nhất Hạnh nhắc đến mà còn được nhiều nhà tâm lý học, nhà văn nhà thơ từng để cập. Có thể không chính xác là câu nói đó, nhưng cái cách họ diễn đạt là như vậy.

TRƯỚC HẾT, LÀ HỌC CÁCH YÊU BẢN THÂN

Thực chất, tình yêu thật sự không chỉ là cảm xúc, mà nó còn đến từ rất nhiều khía cạnh khác. Nhà phân tâm học (một mảng chuyên trong tâm lý học) và triết học xã hội Erich Fromm viết về việc này trong cuốn sách từ năm 1956 của ông – The Art of Loving. Theo ông, tình yêu không phải là thứ bí ẩn hay huyền diệu không thể biết nguyên nhân, mà trái lại, đó là thứ chúng ta có thể phân tích và lý giải được. Những điều ông diễn giải chỉ ra rằng một người không thể trải nghiệm hoàn toàn tình yêu thật sự cho đến khi họ hiểu và phát triển toàn bộ phần nhân cách của bản thân, điều này bao gồm việc biết yêu chính mình. Việc này không chỉ nằm ở việc chăm sóc bản thân, mà còn nằm ở việc bạn biết chịu trách nhiệm cho mọi hành động, mọi quyết định, mọi sự lựa chọn của chính mình. Nó còn có nghĩa là bạn biết tôn trọng bản thân, biết chỉ ra mình có những điểm mạnh và yếu, tốt và xấu những gì. Ngoài ra, Erich Fromm còn đề cập đến lòng khiêm tốn, dũng cảm, lòng tin, và tính kỉ luật với bản thân.

SAU ĐÓ, BẠN HÃY BẮT ĐẦU HỌC CÁCH YÊU MỘT NGƯỜI

Hãy học cách yêu đối phương bằng lòng bao dung và sự nỗ lực. Bản thân mình sau khi trải qua một số mối quan hệ, mình nhận ra đây là hai điều quan trọng nhất. Khi đối phương có hành động gì khiến bạn buồn, và khi bạn trao đổi, nếu đối phương có thể nói câu “Anh/em không thay đổi được, anh/em là như vậy”, thì đó chính là lúc bạn biết bạn nên ra đi. Bởi trong một mối quan hệ, không thể chỉ một bên nỗ lực. Mối quan hệ đó rồi cũng sẽ chết không sớm thì muộn.

Theo Erich Fromm, tình yêu không phải là thứ tự nhiên có sẵn tính duy trì. Có thể ban đầu cảm xúc sẽ diễn ra một cách tự nhiên, nhưng rồi để bên nhau lâu hơn, nhiều năm, hoặc cho đến mãi mãi, để tình yêu duy trì, bạn cần phải hành động. Hành động ở đây là cần cả hai có sự nỗ lực và cố gắng, vì tình yêu sẽ chẳng suôn sẻ vui vẻ mãi, mà sẽ có những sự khác biệt, khó khăn, mâu thuẫn,… Nếu ta không nỗ lực, tình yêu nào rồi cũng sẽ chết mòn đi.

 “You really have to work at it, work to be loved.”

TRUST: REVELATION, VULNERABILITY AND ACCEPTANCE
(Lòng tin: Là để đối phương thấy phần thật nhất của mình, phần yếu đuối trong con người mình, và được chấp nhận)

Kiểu tình yêu mà mình đọc được từ bài viết của tác giả Tiến Sĩ Jean Byrne, là một kiểu tình yêu chân thật như thế. Nó thật sự đi xa khỏi những đam mê bề ngoài, ấn tượng ban đầu hay dục vọng. Với TS. Jean Byrne, những gì chúng ta mặc, những gì chúng ta thích ăn hoặc uống và nói về, những điều chúng ta thích làm cùng nhau,… Mặc dù tất cả những điểm chung này đều giúp các mối quan hệ bền chặt. Nhưng chúng không cần thiết cho kiểu tình yêu mà bà đang nói đến.

Kiểu tình yêu Jean Byrne nói đến là kiểu tình yêu mà ở đó bạn có thể tự do là chính mình, bạn có thể khác biệt với đối phương nhưng được khuyến khích và chấp nhận bằng cả trái tim. Đó là kiểu tình yêu mà bạn có thể phát triển với cốt lõi của bản thân, có thể chia sẻ những gì khác nhau mà không sợ sự phản đối hay khó chịu, chê bai từ đối phương. Kiểu tình yêu này sẽ ngày càng sâu đậm và tỏa hoa theo thời gian.

“True love allows ourselves to be raw, to be real…”
“True love requires courage to be yourself completely. In being yourself, love can be cultivated from a foundation not of artifice, but of truth.”

VẬY TA HIỂU THẾ NÀO VỀ TÌNH YÊU…?

Tình yêu là một sự luyện tập từ những điều không hoàn hảo.
Vì vậy, ta cần học cách yêu và chấp nhận những ưu, nhược điểm của ta để ta hiểu và chấp nhận những ưu, nhược điểm của đối phương, chấp nhận bản chất thô sơ cốt lõi nhất của nhau.

Tình yêu đòi hỏi bạn có lòng can đảm để là chính mình, từ nền tảng đó chúng ta sẽ không sợ rằng mối quan hệ bị xây dựng trên sự giả tạo, và luôn chân thật với nhau.
Và đó cũng xuất phát từ việc ta học cách yêu chính mọi ưu, khuyết điểm của mình.

Tình yêu không phải chỉ là cho hay nhận, mà là nuôi dưỡng và phát triển, do đó sự nỗ lực là một điều luôn cần có.
Vì vậy, ta biết chăm sóc và phát triển bản thân thì mới biết chăm sóc và phát triển cho mối quan hệ, cho người mình yêu.

Tình yêu là sự bao dung, là việc biết đặt mình vào vị trí của đối phương để hiểu cảm xúc, suy nghĩ của họ.
Để bao dung với những lúc rất đỗi “con người” của đối phương, trước hết ta cũng cần biết nhìn nhận ra những lúc rất đỗi “con người” của mình.

————-

Và thật vậy, mọi thứ trong tình yêu bắt nguồn từ tình yêu bản thân và sự luyện tập.

With Love, and the beautiful words of Derek Walcott,

Joy x

26 June, 2021

Love After Love

The time will come
when, with elation
you will greet yourself arriving
at your own door, in your own mirror
and each will smile at the other’s welcome,

and say, sit here. Eat.
You will love again the stranger who was your self.
Give wine. Give bread. Give back your heart
to itself, to the stranger who has loved you

all your life, whom you ignored
for another, who knows you by heart.
Take down the love letters from the bookshelf,

the photographs, the desperate notes,
peel your own image from the mirror.
Sit. Feast on your life.”

― Derek Walcott, Collected Poems, 1948-1984